Ông bà ta dạy: “Lấy nghèo nuôi con trai, dùng giàu nuôi con gái” – tại sao vậy?

Từ xưa ông bà ta hay nói: “Lấy nghèo nuôi con trai, dùng giàu nuôi con gái” ngụ ý về cách nuôi dạy con trai và con gái có phần khác nhau. Sâu xa hơn, câu nói này ám chỉ đến việc rèn luyện ý chí, tính cách và tâm lý của con trẻ.

Các nuôi dạy con của ông bà ta

Cùng khám phá lý do tại sao dùng nghèo để nuôi con trai và lấy giàu để nuôi con gái lại có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển con người.

Lấy nghèo để rèn luyện con trai

Việc nuôi con trai trong cảnh nghèo khó là cách để chúng trải qua khó khăn, gian khổ từ bản thân, qua đó rèn luyện và phát triển phẩm chất, ý chí và tính cách. Để con trẻ trải qua một chút khó khăn, trải nghiệm thất bại, sẽ giúp chúng tự lập và chịu trách nhiệm.

Chỉ khi đối mặt với khó khăn và gian khổ, con người mới biết cố gắng và vươn lên để thay đổi cuộc sống của mình. Quá trình trưởng thành của nam giới thành công là một cuộc hành trình không ngừng thử thách bản thân.

Khi nuôi dạy con trai, cha mẹ nên tách chúng ra khỏi mình sớm hơn con gái, để tránh tình trạng phụ thuộc. Sự tách biệt từ bố mẹ sẽ giúp trẻ nam học cách quyết đoán trong công việc, từ đó, khi trưởng thành, chúng sẽ trở nên độc lập và dễ dàng thích nghi với xã hội.

Đặc biệt, không nên để con trai quá lệ thuộc vào mẹ, giống như việc nuôi mãi một đứa trẻ không chịu trưởng thành. Kết quả sẽ là chẳng có thành tựu gì đáng kể.

Dùng giàu để rèn luyện con gái

Việc dùng sự giàu có để con gái là câu nói mang tính hình tượng. Bắt đầu từ việc chăm sóc và trau dồi phẩm chất, tri thức cho chúng từ khi còn nhỏ. Điều này giúp con gái phát triển tính độc lập, không bị lôi cuốn và choáng ngợp bởi những thứ hào nhoáng và phù phiếm, và đồng thời không để mất đi bản thân mình.

Nếu chúng ta cho phép con dựa dẫm vào người khác và mất đi tính tự chủ, khi lớn lên, chúng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào chồng. Khi một phụ nữ dựa vào một cái gì đó, cô ta trở nên yếu đuối. Khi bị bỏ rơi, cô ta sẽ cảm thấy khó mà có thể sống trên đời.

Nuôi con gái nên khuyến khích, động viên và sử dụng lời nói yêu thương. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng nuông chiều quá mức, để con gái không trở thành công chúa nghĩ mình có quyền hết. Nếu chúng không đạt được những thứ mà mong muốn, chúng sẽ nổi giận và gây rối. Tính cách như vậy không ai có thể đồng ý và chỉ mang đến tổn thương cho con sau này.

Quan trọng nhất là mỗi gia đình có cách nuôi dạy con riêng, dù đó là việc nuôi nghèo hay nuôi giàu, ý nghĩa và tác động của nó nằm ở việc giáo dục của cha mẹ.

Gia đình là nơi con người hình thành phẩm chất. Để con có những phẩm chất tốt, cha mẹ cần thể hiện sự nghiêm túc và trở thành gương mẫu để con học tập theo.

Con trẻ cũng giống như một chiếc gương, nó phản ánh người cha và người mẹ. Muốn thay đổi con trẻ, cha mẹ phải tự thay đổi chính bản thân mình để trở nên tốt hơn.